Tập đoàn Hoà Phát và VNSteel 2 ông lớn trong ngành thép Việt Nam vừa gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về tình trạng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, làm thiệt hại nặng nề doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính là việc nhập khẩu ồ ạt không thể kiểm soát nổi sản phẩm phôi thép và thép dài vào thị trường Việt Nam.
~~> Giá sắt thép xây dựng cập nhật liên tục hàng ngày
~~> Thép hộp Hoà Phát được ưa chuộng nhất thời gian qua
Thông qua đó, Bộ công thương ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Khi lượng phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vượt mức quá giới hạn thì việc kiểm soát chất lượng cũng như sản lượng phôi thép để thống kê rất khó khăn. Mặt khác, nếu trong lô hàng nhập khẩu có trà trộn những sản phẩm kém chất lượng làm thiệt hại nặng nề tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, biện pháp tự vệ tạm thời được Bộ Công Thương áp dụng với mức thuế tương đối là 23.3% đối với phôi thép và 14.2% đối với thép dài và được áp dụng tối đa trong vòng 200 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.
Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam
Riêng với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển và đang phát triển, nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra thì sẽ không bị áp dụng biện pháp tự vệ. Riêng các nước phát triển nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của các nước đó vào Việt Nam nếu vượt quá mức 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra thì sẽ áp dụng biện pháp tự vệ.
Theo trước đó Bộ công thương đã ban hành Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài, thép hộp, thép ống do nhóm 4 công ty yêu cầu bao gồm: Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý. Trong văn bản kiến nghị các bên yêu cầu điều tra về việc nhập khẩu sản phẩm phôi thép và thép dài vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng và tăng rất cao, kiểm soát không chặt chẽ, nhiều sản phẩm kém chất lượng đã được trà trộn vào lô hàng nhập khẩu, làm cho các doanh nghiệp sản xuất sắt thép như Hoà Phát, Thép Miền Nam, Gang thép Thái Nguyên... thiệt hại hết sức nặng nề.
Qua sự xem xét và nghiên cứu thông tin từ các Bản trả lời câu hỏi điều tra do các bên liên quan cung cấp, từ ngày 24 tháng 08 đến ngày 16 tháng 10 năm 2016, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự và hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước.
Trong lúc chưa có câu trả lời từ phía Bộ công thương thì tình trạng phôi thép, thép dài, thép hộp, thép ống... vẫn ồ ạt nhập vào Việt Nam và mỗi lúc một tăng cao. Sự việc đó vẫn đang diễn ra trong nửa năm nay mà vẫn không có ai đứng ra giải quyết.
Bức xúc những tình trạng đó ngày 14/10/2016 đại diện từ phía Tập đoàn Hoà Phát đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng nhập khẩu phôi thép quá lớn hiện nay không chỉ gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước mà còn có nguy cơ kéo lùi ngành thép Việt Nam lại 10 năm.
Ngay sau đó thì đại diện từ phía Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) và Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đưa ra kiến nghị các cơ quan Nhà nước cần thực hiện nghiêm chỉ đạo liên quan đến quản lý nhập khẩu các sản phẩm thép, nhất là các sản phẩm phôi thép và thép dài, nguyên liệu đầu vào của thép xây dựng.
Đặc biệt là cần kiểm soát chặt chẽ việc kê khai các mã HS của phôi thép nhập khẩu và sớm ban hành tiêu chuẩn về phôi thép để làm căn cứ giám sát việc nhập khẩu sản phẩm này… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có câu trả lời chính thức của các chức trách nhà nước. Sự việc vẫn chưa được giải quyết, Tập đoàn Hoà Phát và Tổng công ty thép Việt Nam một lần nữa kêu cứu, than trời.
>> Tham khảo thêm: Tại sao bạn nên theo dõi giá thép xây dựng thường xuyên.