Thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam các doanh nghiệp trong nước kêu cứu

Nguồn nguyên liệu sản xuất sắt thép hiện nay của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Không chỉ riêng nguyên liệu đầu vào để sản xuất sắt thép mà các loại thép cây, thép cuộn cũng được nhập khẩu vào thị trường trong nước.

>> Gia thep hop Hoà Phát tháng 12/2016.

>> Tại sao chúng ta lại nên dùng keo dán gạch thay cho hỗn hợp xi măng

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa đã có văn bản gửi tới Bộ Công thương và Bộ Tài chính về tình hình nhập khẩu thép từ nước ngoài vào Việt Nam và nghi ngờ có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài.

Thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam các doanh nghiệp trong nước kêu cứu

Để vấn đề nhanh chóng được sáng tỏ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đã thu thập ý kiến của 8 doanh nghiệp hàng đầu trong nước như: Tập đoàn Hoà Phát, Thép Vina Kyoei, Thép Miền Nam, Thép Pomina, Thép Việt Đức, Thép Việt Ý, Thép VSC - Posco, Thép Thái Nguyên... kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính nhanh chóng xử lý hành vi nhập khẩu ồ ạt thép cuộn vào Việt Nam thời gian qua.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết thêm: Việc nhập khẩu thép một cách ồ ạt không thể kiểm soát nổi dẫn đến thủ đoạn "lách luật" để trốn thuế nhập khẩu vẫn còn tồn tại, gây nhiều hệ lụy đáng báo động. Câu chuyện phôi thép Trung Quốc "đội lốt" hợp kim nhập ồ ạt vào Việt Nam khiến doanh nghiệp thép nội khốn đốn, Nhà nước thất thu thuế là một bằng chứng điển hình.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng: tháng 4/2016 vừa qua, Bộ Công thương đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, đáng chú ý là Trung Quốc, với mức thuế tự vệ lần lượt là 23,3% đối với phôi thép và 16,7% đối với thép dài.

Có thể nói: Sau khi VSA áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường nước ta đã có những hiệu ứng tích cực khi một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp thoát lỗ, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kể từ khi áp thuế tự vệ với thép dài và phôi thép, các doanh nghiệp nhập khẩu kê khai sang mã HS khác đối với mặt hàng thép cuộn. Thép cuộn cũng nằm trong danh sách các sản phẩm bị áp thuế tự vệ thương mại. Thế nhưng khi nhập khẩu các doanh nghiệp đã luồn lách, gian lận bằng cách kê khai sang mã số khác để tránh bị áp thuế tự vệ. 

Thống kê cho thấy, trước khi Bộ Công thương áp thuế tự vệ thương mại, thép cuộn được nhập khẩu kê khai vào mã 7227.90.00 để hưởng thuế 0%. Sau khi áp thuế tự vệ, lượng nhập khẩu thép cuộn mã này giảm mạnh do bị áp thuế tự vệ 15,4%, 10 tháng năm nay lượng nhập chỉ bằng 58% so với cả năm 2015.

Năm 2015 chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép. Nhưng sang năm 2016, tính từ đầu năm cho đến nay con số 30 doanh nghiệp đã tăng mạnh lên hơn 70 doanh nghiệp nhập khẩu. Trong khi đó các doanh nghiệp mới xuất hiện điều là những công ty thương mại.

Trước những tình trạng đã được nêu ở trên. Hiệp hội thép Việt Nam đã thay mặt 18 doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương điều tra mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ thương mại và đưa những mã này vào danh mục hàng hoá cần kiểm soát chặt nhằm ngăn chặn việc chuyển mã để hưởng chênh lệch thuế.

Hiệp hội thép cũng hy vọng rằng: Bộ tài chính, Bộ Công thương sẽ xét duyệt đơn và thông báo lên Thủ tướng chính phủ về tình hình xuất nhập khẩu hiện tại trong ngành thép trong nước hiện nay.

>> Tham khảo thêm: Thép Trung Quốc lách luật nhập khẩu gia tăng áp lực lên thép Việt.