Lo ngại về môi trường khi quy hoạch ngành thép

Ngày hôm qua 03/01/2017 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa ký phê duyệt Dự thảo Quy hoạch Hệ thống Sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong đó thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép của Việt Nam. Giúp ngành thép Việt Nam ngày càng phát triển hơn và đưa ngành thép Việt Nam vào bản đồ ngành sắt thép thế giới.

Không đánh đổi môi trường lấy dự án

Ngành thép Việt Nam: Không đánh đổi môi trường lấy dự án

Trong cuộc hội thảo, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bàn giao trách nhiệm cho Vụ Công nghiệp nặng là đơn vị chủ trì. Bộ trưởng cho biết: Việt Nam sẽ thuê các công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để phân tích xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực.

>> Tips: Bật mí về cách lựa chọn gia thep hop trong năm 2017

Sự biến động  liên tục trong ngành thép thế giới trong thời gian vừa qua luôn là những vấn đề gây nhức nhối không những cho người tiêu dùng bởi vì xây dựng trong thời gian này sẽ rất tốn kém nếu không có một sự tính toán kĩ lưỡng và chu đáo, mà còn có cả những doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở trong nước, khi giá nguyên liệu liên tục tăng, các doanh nghiệp chỉ còn cách than trời trách đất, chính vì vậy mà giá bán thép được đẩy lên khá cao.

Các công ty tư vấn nước ngoài vào cuộc điều tra phân tích xu hướng phát triển của ngành thép thế giới, đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như việc lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường.

Lo ngại về môi trường khi quy hoạch ngành thép

Bộ công thương nói: Không đánh đổi môi trường lấy dự án

Việt Nam đã đổi mới cách làm khi Bộ công thương thuê một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo Quy hoạch hệ thống sản xuất thép Việt Nam. Điều đó có thể hiểu được, nếu muốn có một kết quả khách quan nhất và trung thực nhất chúng ta đành phải thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập cũng là cách để đánh giá, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành thép. 

Những vấn đề đã nêu trên có thể chấp nhận được trong bối cảnh tình hình sắt thép thế giới trong thời gian vừa qua diễn biến rất phức tạp. Nhưng đáng chú ý là: thông điệp của người đứng đầu ngành Công Thương cũng được truyền đạt tới Ban soạn thảo Quy hoạch rằng: “Không đánh đổi môi trường lấy dự án”. Có nghĩa là sản xuất sắt thép nhưng không ảnh hưởng tới môi trường như vụ việc của Formosa hồi giữa năm 2015 vừa qua. Và để giám sát chặt chẽ vấn đề này, Bộ trưởng khẳng định: “Không chỉ cơ quan quản lý Nhà nước, mà các tổ chức xã hội, truyền thông, dư luận, người dân cũng sẽ cùng tham gia giám sát các dự án này”. Một điều rất đáng mừng cho Việt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng. Khi trên thế giới có nhiều nước đã phải đánh đổi giữa một trong hai là giữa môi trường và dự án, Việt Nam cũng đã từng phải đánh đổi một trong hai thứ đó khi công ty sản xuất gang thép Formosa đã gây ra hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển toàn bộ miền trung, gây ra cá chết hàng loạt như giữa năm 2015 vừa qua.

Qua động thái này của Bộ Công thương lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt trong bối cảnh “cơn bão” quy hoạch ngành thép hiện nay.

Theo các chuyên gia kinh tế phân tích: thị trường thép Việt Nam hiện nay có đến 60% là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, tính về sản lượng và giá trị kinh tế. Ngành thép Việt Nam đang mất sự cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa do công nghệ lạc hậu, sản xuất manh mún, giá cao, giá trị gia tăng thấp... giá cả nguyên liệu sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất. Giá thép thế giới liên tục biến động tăng lên, đẩy giá bán thép leo thang dẫn đến thép nội không thể cạnh tranh nổi với thép ngoại, khó khăn lại chồng chất những khó khăn.

Do đó, nếu có thể tính toán quy hoạch xây dựng ngành thép Việt Nam quy củ, tự chủ sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh mà không phải đánh đổi môi trường, là việc làm đang được dư luận quan tâm ủng hộ quan tâm và ủng hộ. Đây cũng là động lực rất lớn để quy hoạch một dự án an toàn và hợp cho cả đôi bên.

>> Tham khảo thêm: Đầu năm 2017 giá thép xây dựng dự kiến sẽ tăng khoảng 300.000 đồng/tấn.