Theo thông tin từ tổ khảo sát thị trường của Tuấn Phương Dung vừa cho biết: Tình hình hiện nay thép cuộn đang nhập vào thị trường Việt Nam một cách ồ ạt, đặc biệt là loại thép cuộn mã HS 7213.91.90. Thông tin được xác nhận là chính xác bởi Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), khi VSA cho ra bài báo về việc nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế tự vệ thương mại đối với trường hợp này. Theo đó Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có mặt hàng thép dài (thép thanh và thép cuộn) bao gồm các mã HS 7213.10.00, 7213.91.20, 7213.20.31, 7214.0.41, 7227.90.00, 7228.30.00 và 9811.00.00 với mức thuế tự vệ là 15,4% từ ngày 2-8-2016 đến 21-3-2017.
Có thể bạn quan tâm:
~~> Giá thép hộp mạ kẽm Hoà Phát
~~> Thị trường xây dựng có dấu hiệu khởi sắc
~~> Mua thép hộp Hoà Phát giá rẻ ở đâu uy tín và chất lượng
~~> Thép Trung Quốc đang gia tăng sản lượng xuất khẩu vào nhiều nước Đông Nam Á
Về việc áp dụng thuế tự vệ đối với các loại sắt thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phần nào hạn chế được nhiều loại thép nhập lậu, trốn thuế, biến thị trường Việt Nam thành thị trường thép nước ngoài. Qua đó thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển hơn, tránh được sự cạnh tranh gay gắt của thép ngoại.
Theo nhận định của Hiệp hội thép Việt Nam thì việc áp dụng thuế tự vệ lên thép nhậu khẩu phần nào đã tác động tích cực đến tình hình sản xuất kinh doanh sắt thép của các doanh nghiệp sắt thép trong nước. Theo Bộ Công thương, trước đây, các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật nên Việt Nam phải kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các Khu luyện thép liên hợp. Đến nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ năng lực, có thể đầu tư các tổ hợp thép có quy mô lớn mà không cần đến các nhà đầu tư FDI.
Bộ công thương đánh giá thêm: Các loại thép sản xuất trong nước có nhiều lợi thế cạnh tranh so với thép nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng, không có yếu tố trợ giá. Nhiều trường hợp sắt thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bị áp thuế tự vệ, đánh thuế khá cao, nên giá cả của các loại sản phẩm này cũng có nhiều lúc được đôn lên cao để không bị lỗ. Trong thời gian qua, Bộ Công thương đã tiến hành các biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu có trợ giá của nước ngoài. Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp thép.
Tính đến 10 tháng đầu năm 2016, sự tăng trưởng sản xuất và bán hàng của các doanh nghiệp thành viên VSA lần lượt là 23% và 25.6% so với cùng kì năm ngoái. Rõ ràng việc áp thuế tự vệ đối với sắt thép nhập khẩu đã tác động tích cực đến ngành thép Việt Nam khi sắt thép ngoại giảm thiểu đi tạo thuận lợi cho thép nội phát triển.
Việt Nam có nhiều lợi thế nguồn nguyên liệu đầu vào khi có trữ lượng quặng sắt lớn, khoảng 1,3 tỷ tấn, trong đó mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 550 triệu tấn, đã hoàn thành các giai đoạn chuẩn bị đầu tư song chưa thể đưa vào khai thác do công suất các lò cao trong nước còn nhỏ, nhu cầu tiêu thụ quặng sắt không nhiều. Để bảo đảm sự ổn định trong quá trình vận hành, các dự án Luyện thép liên hợp lớn sử dụng quặng sắt nhập khẩu phải dự trữ lượng nguyên liệu tối thiểu cho 90 ngày/365 ngày hoạt động. Vì vậy, nếu sử dụng quặng sắt trong nước sẽ giảm được khối lượng quặng dự trữ, giảm được chi phí vốn lưu động, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn tài nguyên rất phong phú như: đá vôi, đô lô mít, quặng kim loại màu để sản xuất ferro (Crom, Niken, Mangan…) là các kim loại phụ trợ cần thiết cho quá trình luyện thép.
Qua theo dõi tình hình nhập khẩu trong nước, VSA thấy còn tồn tại hiện tượng lẩn tránh thuế, trốn thuế tự vệ bằng cách khai chuyển sang mã số HS. Lượng thép cuộn nhập khẩu theo các mã HS đang bị áp thuế tự vệ thương mại trong 9 tháng giảm rõ rệt, chỉ bằng 29% so với cùng kỳ và bằng 25% so với cả năm 2015.
Nhưng điều đáng chú ý là lượng thép cuộn nhập khẩu theo các mã HS không thuộc đối tượng áp thuế (mã HS 7213.91.90) tăng lên đột biến, nhất là từ tháng 4 khi có quyết định áp thuế tự vệ tạm thời.
Cùng với sự gia tăng về lượng nhập khẩu là sự xuất hiện của các doanh nghiệp hoàn toàn mới so với năm 2015. Cụ thể, năm 2015 có khoảng 30 doanh nghiệp nhập khẩu mã HS 7213.91.90 nhưng đến 9 tháng đầu năm 2016 đã có gần 70 doanh nghiệp và các doanh nghiệp mới này đều là công ty thương mại. Đây chính là các doanh nghiệp trước đây đã nhập mã 7227.90.00 và nay lại là những doanh nghiệp đứng hàng đầu nhập mã 7213.91.90.
Theo phân tích của VSA, thép cuộn mã 7213.91.90 có thành phần hóa học và cơ tính có thể đáp ứng để sử dụng như thép cuộn nhập khẩu đang bị áp thuế tự vệ thương mại.
>> Tham khảo thêm: Cách phân biệt thép mạ kẽm nhúng nóng và sản phẩm sản xuất từ tôn kẽm