Thép nhập khẩu tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái

Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) 10 tháng vừa qua Việt Nam đã nhập khẩu lượng thép cây, thép cuộn lên đến 495.361 tấn, tăng 97.52% so với cùng kì năm ngoái. 

>> Thị trường vật liệu xây dựng biến động mạnh

>> Sắt thép tăng giá hơn 200.000 đồng/tấn từ giữa tháng 11/2016

>> Cuối tháng 11/2016 giá vật liệu tiếp tục leo thang

Cũng theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam (tháng 10/2016) tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng. 

Có thể thấy, năm 2016, ngành xây dựng của nước ta có triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada. Trong đó, Nhật Bản được dự đoán là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta. Bởi chính đặc điểm này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vừa và nhỏ chuyển đầu tư từ Trung Quốc hoặc Thái Lan sang nước ta. Từ nay tới 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát triển hạ tầng GTVT và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện.

Các mặt hàng như: Tôn mạ màu nhập khẩu 386.605 tấn tăng 86.01%, thép hình nhập khẩu 135.688 tấn tăng 36.16%, thép hộp nhập khẩu 369.563 tấn tăng 26.08%, thép cây, thép cuộn nhập khẩu 6.305 tấn tăng 19.62% so với cùng kì năm 2015. Trước tình hình nhập khẩu tăng mạnh mẽ như hiện nay để ngành xây dựng Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, các doanh nghiệp cần phải học hỏi và phát triển nhiều hơn nữa, sử dụng công cụ quản lý hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng cần phải tham gia các hiệp hội, cộng đồng và nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm ngặt các quy tắc ứng xử kinh doanh trong cộng đồng.

Thép nhập khẩu tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái 1

Đánh giá với tình hình nhập khẩu tăng cao trong thời gian gần đây, Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sưa cho biết: Thép dẹt và thép cuộn cán nóng thì Việt Nam chưa thể nào sản xuất được nên cần phải nhập khẩu. Còn các loại thép xây dựng khác như: Thép cây, thép hình, thép hộp, tôn lạnhtôn mạ kẽm, ống thép, thép cuộn cán nguội, thép tấm... tăng cao như hiện nay là do thị trường tiêu thụ đang tăng trưởng mạnh.

Đánh giá về thị trường thép, ông Sưa cho biết, mặc dù thị trường đầu vào và đầu ra của các sản phẩm thép có dao động, đặc biệt là hàng nhập khẩu tăng cao, tuy nhiên, nhờ tín hiệu tích cực của nền kinh tế vĩ mô, nhu cầu thép trong nước tiêu thụ tốt, trong đó phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng nhiều giải pháp cả về thị trường, công nghệ, mẫu mã sản phẩm… nhờ đó 10 tháng đầu năm 2016 thép xây dựng tiêu thụ đạt 5.799.660 tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu cũng tăng trưởng khá, đạt 462.752 tấn, tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Thép nhập khẩu tăng gấp đôi so với cùng kì năm ngoái

Không chỉ riêng sắt thép xây dựng, sản phẩm thép ống, thép hộp lượng tiêu thụ còn tăng trưởng cao hơn, đạt 1.356.254 tấn, tăng 32.6% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó xuất khẩu đạt 11.624 tấn, tăng 21.95% so với cùng kì năm 2015. Trong đó Tập đoàn Hoà Phát vẫn là đơn vị dẫn đầu thị phần tiêu thụ với 28.31%.

Tuy nhiên, theo nhận định từ nhiều đơn vị thì thời gian cuối năm 2016 còn chứng kiến việc thép nhập khẩu sẽ còn diễn ra và còn tăng nhanh.

>> Tham khảo thêm: Thép ống là gì? Báo giá thép ống Hoà Phát mới nhất.