Bộ công thương cho biết trong thời gian vừa qua Bộ công thương đã tiếp nhận đơn kiến nghị của 18 doanh nghiệp sản xuất sắt thép, từ lúc áp thuế tự vệ tạm thời đối với thép dài và phôi thép (từ ngày 02/8/2016), đã xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu kê khai sang mã HS khác đối với mặt hàng thép dây cuộn để tránh bị áp mức thuế phòng vệ lên tới 15,4%.
Để giải quyết vấn đề một cách ổn thoả vấn đề, cũng như giải quyết nghi vấn trốn thuế nhập khẩu thép cuộn trên thị trường, Cục quản lý cạnh tranh đã tổ chức buổi làm việc với các nhà nhập khẩu, sản xuất thép trong nước và các cơ quan quản lý có liên quan. Nội dung thảo luận bàn luận về tình hình nhập khẩu thép từ nước ngoài vào Việt Nam bị nghi ngờ có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài. Trên thực tế hiện nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đã xuất hiện tình trạng nhập khẩu kê khai sang mã HS đối với thép cuộn để tránh bị áp mức thuế tự vệ. Việc khai gian sang mã HS của các doanh nghiệp sản xuất thép trong thời gian vừa qua là một vấn đề nóng bỏng và cần được can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng. Bộ công thương nhấn mạnh: Trong thời gian sắp tới cần triển khai chặt chẽ kiểm soát hàng nhập vào vào trị trường trong nước. Áp thuế tự vệ thương mại đối với một số mặt hàng như phôi thép và thép dài nhập khẩu từ thị trường ngoài nước vào nước ta, đặc biệt là Trung Quốc. Bởi vì, nguồn sắt thép nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Với việc nhập khẩu tràn lan và ồ ạt từ thị trường Trung Quốc vào nước ta, làm cho thị trường thép Việt Nam dần trở thành thị trường thép Trung Quốc. Sự can thiệp kịp thời của giới chức trách là việc cấp bách hiện nay.
Theo phản ánh của 18 doanh nghiệp sản xuất thép ký đơn kiến nghị tới Bộ Công thương, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Hoà Phát, Thép miền Nam, Thép Việt Ý, Thép Pomina... Kể từ cái lúc triển khai áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài từ ngày 02/8/2016 thì đã xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu kê khai hàng hoá sang mã HS (Mã HS là mã phân loại hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa) khác đối với mặt hàng thép cây, thép cuộn, thép hộp và thép ống. Những sản phẩm này đang thuộc đối tượng áp thuế tự vệ thương mại cho nên các doanh nghiệp phải kê khai khác mã và chuyển sang mã HS nhằm mục đích tránh bị áp mức thuế phòng vệ lên tới 15,4%.
Trên thị trường đang còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu mới và cùng với số lượng nhập khẩu tăng đột biến, nhập khẩu với số lượng lớn đối với mã hàng ngày trong khi đó trước đây nước ta chưa từng nhập khẩu loại mặt hàng này.
Đứng trước thực trạng đó, các doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt kiến nghị các cơ quan quản lý tiến hành điều tra mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ thương mại và đưa những mã này vào danh mục hàng hoá cần kiểm soát chặt, nhằm ngăn chặn việc chuyển mã để hưởng chênh lệch thuế.
>> Tham khảo thêm: Giá nguyên liệu tăng cao khiến ngành thép xây dựng toàn cầu gặp nhiều khó khăn.