Cục quản lý cạnh tranh - Bộ công thương (QLCT) đã có buổi làm việc với các nhà nhập khẩu trong nước và các cơ quan quản lý có liên quan về tình hình nhập khẩu thép từ nước ngoài vào Việt Nam bị nghi ngờ có hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ nhằm có cơ sở đưa ra phương án xử lý diễn ra vào sáng hôm nay ngày 19/12/2016.
Thông tin có được từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) thì sau khi Bộ công thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, trên thị trường đang có nhiều loại mặt hàng giả, hàng nhái, hàng nhái thương hiệu, như giathep24h.vn đã nói ở bài trước. Một số doanh nghiệp nhỏ đã nhái thương hiệu Ống thép Hoà Phát để bán phá giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Hoà Phát nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Mặt khác, vẫn đang tồn tại hiện tượng lẩn tránh thuế tự vệ bằng cách khai chuyển mã số HS.
Tính từ đầu năm 2016 lượng thép cuộn nhập khẩu đang bị áp thuế tự vệ thương mại nhưng đến tháng 9/2016 thì giảm mạnh, chỉ bằng 29% so với cùng kì năm ngoái và 25% so với cả năm 2015. Nhưng số lượng thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lại tăng lên. Thép cuộn nhập khẩu không thuộc đối tượng áp thuế lại tăng lên đột biến, sau 9 tháng năm 2016 đã tăng gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng như thép cây, thép cuộn đều đồng loạt tăng giá do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Thép hộp, thép ống cũng tăng theo do nhu cầu của người dân sử dụng nhiều, và do tác động của giá phôi thép tăng lên trong thời gian vừa qua.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) nói thêm: tháng 10, 11 và nửa đầu tháng 12 là thời gian cơn sốt về giá thép xây dựng trên thế giới và cả Việt Nam. Giá thép cây của các hãng như Việt Nhật, Miền Nam, Pomina đồng loạt tăng giá bán. Thép hộp, thép ống của công ty Ống thép Hoà Phát cũng nâng giá bán lên do giá thị trường biến động.
Cùng với sự gia tăng về lượng nhập khẩu là sự gia tăng nhiều hơn gấp đôi số lượng doanh nghiệp thương mại hoàn toàn mới, chuyên nhập khẩu các loại thép cuộn không thuộc danh mục bị áp thuế. Khi thay đổi mã HS của sản phẩm, doanh nghiệp chỉ bị áp thuế 3% so với mức thuế tự vệ 15,4 - 35,4% theo quy định.
Theo đó, Hiệp hội thép Việt Nam kiến nghị Cục quản lý cạnh tranh hành vi lẩn tránh, trốn thuế tự vệ thương mại theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng thuế tự vệ đối với các mặt hàng thép cuộn và đưa một số sản phẩm thép khác vào danh mục hàng hóa cần quản lý chặt để ngăn chặn việc lẩn tránh thuế. Sự việc đang được Cục quản lý cạnh tranh gấp rút xử lý. Hy vọng trong thời gian tới sẽ giảm thiểu được tối đa số lượng thép nhập khẩu có hành vi gian lận thuế như hiện nay.
>> Tham khảo thêm: Ống thép Hoà Phát thoát án chống bán phá giá.