Các doanh nghiệp thép Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép

Ở thời điểm đầu năm 2017 là thời điểm bắt đầu thời kì xây dựng mới. Các công trình đang xây dựng giở dang lại tiếp tục hoàn thiện, các công trình mới lại mọc ra. Lượng tiêu thụ sắt thép lại được tiêu thụ với tốc độ nhanh chóng sau 1 tháng nghỉ tết. Giá bán thép được dự báo sẽ tăng lên vào đầu năm 2017.

>> Giá thép hộp đen Hoà Phát mới nhất 2017

>> Giá thép hộp mạ kẽm Hoà Phát mới nhất 2017

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 23/12/2016 trên cả nước đã chi hơn 7,6 tỷ USD nhập khẩu 17,65 triệu tấn sắt, thép các loại. Trong đó, những mặt hàng như thép hộp, thép tấm, thép cây... chiếm tỉ lệ khá cao khi đạt khoảng 6 tấn chiếm hơn 2 tỷ USD trong tổng số chi phí nhập khẩu. Trong khi đó, phôi thép chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị 320 triệu USD.

Mặt khác, nhập khẩu các nhóm sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam cũng tăng lên khá mạnh đạt hơn 2,8 tỷ USD. Như vậy, tính đến cuối năm 2016 các doanh nghiệp trong ngành sắt thép Việt Nam đã phải chi ra hơn 10,5 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép.

Các doanh nghiệp thép Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép

Các doanh nghiệp thép Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép

Về tình hình xuất khẩu, tính đến ngày 23/12/2016 Việt Nam xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép các loại, trị giá 1,8 tỷ USD. Xuất khẩu các loại thép hộp và thép tấm cũng đạt 1,9 tấn đạt gần 900 triệu USD. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường ngành thép, thị phần tôn mạ của Tập đoàn Hoa Sen trong 11 tháng đầu năm giảm 4,5% so với năm 2015. Nhưng Tập đoàn Hoa Sen vẫn giữ vị trí dẫn đầu chiếm 33%.

Nhóm sản phẩm tôn và thép dày mạ bao gồm các mặt hàng tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm, tôn kẽm màu, tôn đen màu tiếp tục là nhóm sản phẩm chủ lực, đóng góp 70% doanh thu Tập đoàn. Nhóm sản phẩm ống thép bao gồm: ống thép mạ kẽm, ống thép đen,xà gồ mạ kẽm, xà gồ đen đóng góp 28% doanh thu. Sản phẩm nhựa chiếm 2% doanh thu.

Trở lại với tình hình xuất khẩu trong nước. Tổng cộng xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu lớn trong ngành thép, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD.

Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt gần 333,06 tỷ USD, tăng 6,4% (tương ứng tăng hơn 19,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Hiệp hội thép Việt Nam kì vọng trong năm 2017 này trên cả nước sẽ giảm sản lượng nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường trong nước tới mức thấp nhất, tạo điều kiện cho thép nội phát triển. Bên cạnh đó cũng phải thúc đẩy mạnh hơn sản xuất sắt thép và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh tiến độ sản xuất và xuất khẩu ngày càng nhiều hơn sang thị trường lớn như Mỹ, Liên minh Châu Âu...

>> Tham khảo thêm: Thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam các doanh nghiệp trong nước kêu cứu.