Giá thép xây dựng hôm nay 09/05/2024: Giá than cốc và thép tăng, quặng sắt giảm
(VOH) - Giá thép ngày 5/11 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá than cốc tại Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp và tăng 6% lên mức cao mới.
Giá thép thế giới tăng
Giá thép ngày 5/11 giao tháng 05/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 nhân dân tệ lên mốc 3.756 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,6%, trong khi giá quặng sắt 62% Fe giao ngay đạt 118 USD/tấn.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất ở châu Âu sau khi chứng kiến sản lượng tăng lên mức 25,9 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2020.
Hiệp hội nhận định, con số được đề cập trên giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 7 trên thế giới, vượt qua cả Đức.
Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu thép của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt mốc 10,4 tỉ USD trong vòng 9 tháng đầu năm 2020, giảm 14,7 so với cùng kì năm 2020. Nhập khẩu thép thô cũng giảm 4,9% xuống ngưỡng 7,2 tỉ USD.
Nhìn chung, tỉ lệ xuất - nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức 144,4% từ tháng 1 đến tháng 9, giảm 161% so với năm trước, theo MENA FN.
Tại Ấn Độ, các công ty thép đã tăng giá các sản phẩm thép chính thêm 1.200 rupee/tấn kể từ ngày 1/11, đưa lên gần mức cao nhất của năm 2018 là 46.250 rupee/tấn.
Việc tăng giá trên thị trường thép nội địa phản ánh nhu cầu trong nước đang dần phục hồi, đặc biệt là từ các phân khúc như ô tô và thiết bị gia dụng, ngoại trừ khu vực nông thôn.
Xem chi tiết: giá thép xây dựng
Bên cạnh đó, các dự án của chính phủ Ấn Độ cũng đã được cải thiện. Tiêu thụ thép thành phẩm trong tháng 9/2020 đã tăng 3,74% so với tháng trước đó, nhưng vẫn thấp hơn 0,8% so với cùng tháng năm 2019.
Trong những tháng đầu phong tỏa do đại dịch COVID-19, một số công ty thép đã chuyển phần lớn sản lượng của họ sang thị trường xuất khẩu, chiếm khoảng 70-80% tổng sản lượng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu thép trong nước đang tăng cao, các công ty thép tại Ấn Độ hiện đang chủ trương cắt giảm xuất khẩu và ưu tiên cung ứng cho thị trường nội địa.
Kinh doanh xuất khẩu hồi phục, ngành thép kỳ vọng vượt khó trong năm 2020
Cùng với sự tăng trưởng trở lại của xuất khẩu, tiêu thụ thép tại thị trường nội địa cũng có những tín hiệu tích cực trong vài tháng trở lại đây, giúp doanh nghiệp ngành này lãi lớn trong quý III/2020.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép các loại tháng 9 của cả nước đạt 497.535 tấn, tăng 7,66% so với tháng trước và tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu thép các loại đạt trên 3,2 triệu tấn.
Sở dĩ xuất khẩu thép tăng do trong vài tháng gần đây được VSA nhìn nhận, do tác động tích cực từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)…. Chính các hiệp định này đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng nhờ mức thuế thấp hơn. Từ đó, lượng xuất khẩu của những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Hoa Sen Group… đều có chuyển biến rõ rệt.
Nhờ kinh doanh phục hồi, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) công bố cả niên độ 2019-2020 lãi 1.100 tỷ đồng - tăng 204% so với năm ngoái và vượt 175% chỉ tiêu đề ra ban đầu; Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong 9 tháng 2020 với doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019; Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) cho biết do chi phí giá vốn giảm sâu mang về lãi 100 tỷ trong quý 3/2020 - cao gấp gần 3 lần cùng kỳ… Thậm chí cả những doanh nghiệp thép quy mô nhỏ cũng báo lãi gồm: Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất lãi ròng 4,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2019 lỗ 3 tỷ đồng); Công ty CP Thép Vicasa - Vnsteel lãi ròng 3,8 tỷ đồng, tăng trưởng 44,61% so với quý III/2019; Công ty CP Gang thép Cao Bằng lãi ròng 2,5 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 11 tỷ đồng)…