Trong nhiều năm qua, ngành thép của nước ta đã phải chịu nhiều sức ép lớn khi liên tục vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sắt thép nước ta đã phải rất khó khăn khi thép Trung Quốc vẫn ồ ạt được nhập vào khiến các doanh nghiệp sản xuất đã phải rất vất vả để cạnh tranh.
>> Bảng báo giá thép hộp giá rẻ
>> Giá thép hộp mạ kẽm Hoà Phát mới nhất 2024
Thép Trung Quốc có đặc điểm là giá rẻ hơn nhiều so với thép do Việt Nam sản xuất, vì vậy, để cạnh tranh công bằng với thép Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạ giá bán thép xuống để cạnh tranh với thép Trung Quốc. Một quyết định cực kì khó khăn đối với các doanh nghiệp của nước ta. Khi nguồn nguyên liệu đầu vào quá cao thì buộc phải tăng giá bán, còn nếu hạ giá bán xuống thì các doanh nghiệp có nguy cơ phải đối mặt với thua lỗ nặng nề.
Liệu năm 2024 xuất khẩu sắt thép có khó khăn không?
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA) ông Chu Đức Khải đánh giá lại tình hình ngành thép năm qua và những dự đoán trong năm tới. Ông Khải đánh giá tình hình xuất nhập khẩu ngành thép trong năm qua và năm tới có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Kim ngạch nhóm mặt hàng sắt thép tính từ đầu năm đến giữa tháng 12/2016 đã vượt 10,4 tỷ USD trong khi đó kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Kết quả là, ngành thép rơi vào tình trạng nhập siêu lớn, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD.
Nước ta đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc. Trong năm 2016 nước ta đã nhập hơn 10 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19% so với cùng kì năm 2015. Ngoài Trung Quốc nước ta còn nhập khẩu sắt thép từ Nhật Bản với hơn 2,5 triệu tấn, tăng 8%. Sau đó là Hàn Quốc khi nước ta nhập hơn 1,7 triệu tấn tăng 6,6% so với cùng kì năm 2015.
Khi xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thị trường, các nước luôn tìm mọi cách để bảo hộ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã tìm đủ mọi cách để bảo hộ sản phẩm thép nội địa thông qua việc dựng lên những hàng rào bảo hộ được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép, là những biện pháp phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh thuế chống bán phá giá hoặc các hàng rào kỹ thuật…
Các nước trên thế giới đang áp dụng biện pháp áp thuế tự vệ thương mại lên mặt hàng thép nhập khẩu, chính vì vậy, trong thời gian tới, việc xuất khẩu thép sang các nước với nhau là việc không hề đơn giản.
Nhân định về ý kiến cho rằng: Ngành thép trong năm 2016 vướng phải một số vụ kiện chống bán giá và có ý kiến cho rằng nguyên nhân cho rằng thép Việt Nam bị kiện chống bán phá giá vì nghi ngờ liên quan đến sản phẩm thép Trung Quốc. Ông Khải cho biết:
Như đã đưa tin trước đó, một số doanh nghiệp sản xuất sắt thép xây dựng tại Mỹ đã nạp đơn kiện chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đồng thời phải áp thuế tự vệ thương mại lên sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ nước ta.
Mỹ nghi ngờ Việt Nam đội lót thép Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ sau khi Mỹ áp thuế mạnh với thép Trung Quốc thì lượng thép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến. Thông tin sự việc này là vào tháng 5/2016, Mỹ ban hành luật áp thuế CBGP là 200% và TCTC là 256% đối với tôn mạ của Trung Quốc xuất sang thị trường này Mỹ. Bởi vậy, lượng tôn mạ từ Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh.
Rất nhanh sau đó, một số doanh nghiệp sản xuất sắt thép tại Mỹ nạp đơn cáo buộc sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc nguyên liệu từ thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Quốc và nghi ngờ thép của Trung Quốc đã nhập qua Việt Nam để trốn thuế.
Nhưng thực tế là Việt Nam từ trước tới nay chưa có một doanh nghiệp hay đơn vị nào sản xuất được thép HRC để làm nguyên liệu, vì vậy, cứ hàng năm nước ta đã phải chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu từ các nước khác, mà trong đó Trung Quốc là chủ yếu.
Mặt khác, nước ta là nước đang chịu sự ảnh hưởng lớn của thép Trung Quốc, một là do khoảng cách địa lý quá gần nhau nên hàng hoá dễ vận chuyển, hai là nước ta là nước đang phát triển, cần nhiều nguyên liệu để sản xuất sắt thép vậy nên Trung Quốc liên tục xuất khẩu sang Việt Nam để tiêu thụ, ba là Việt Nam có nguồn vốn còn hạn chế nên những loại nguyên liệu và sắt thép giá rẻ sẽ phù hợp hơn, vậy nên Trung Quốc thường xuyên cung cấp những loại sản phẩm giá rẻ để xuất sang Việt Nam. So với các nước Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thép Trung Quốc.
>> Tham khảo thêm: Ngành thép Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 13% vào năm 2017.