Thời gian gần đây thép Trung Quốc có dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ vào thị trường các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Campuchia... Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn thuận lợi khi xuất khẩu sắt thép với số lượng lớn ồ ạt vào thị trường nhiều nước Đông Nam á kéo, chính việc này cũng đã làm gia tăng thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước của các nước này.
Khi các doanh nghiệp sản xuất sắt thép Trung Quốc cạnh tranh nhau sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và hạ giá thấp để tranh đua nhau xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á. Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc đua vẫn chưa đến hồi kết khi nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu gia tăng sản xuất và chào với cái giá hời, nhằm đạt mục đích của riêng mình.
Thép hộp Trung Quốc đang có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường Đông Nam Á
Theo Bloomberg, trong bối cảnh châu Âu và Hoa Kỳ đang tăng thuế nhập khẩu và hạn chế nhập thép từ Trung Quốc vì cho rằng nước này bán phá giá sản phẩm thì trong gần đây, nước này quay sang mở rộng xuất khẩu đến các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì sự thèm khát thép của các nước Đông Nam Á tạo nên cơ hội thuận lợi để Trung Quốc cứu vớt tình hình khi các thị trường lớn ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã khước từ sản phẩm từ phía Trung Quốc.
Bắc Kinh đưa ra chỉ thị cho các nhà máy sản xuất sắt thép nước này chú trọng vào thị trường các nước lân cận, có nhu cầu xây dựng cao và chi phí xuất khẩu thấp. Khi Đông Nam Á là một con mồi béo bở thì Trung Quốc đang gia tăng sức ép và đẩy mạnh số lượng sắt thép giá rẻ vào thị trường khu vực này.
Sự “thèm khát” thép gia tăng của các nước Đông Nam Á đang tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc
Với số lượng 1/3 tổng chuyến hàng xuất khẩu của Trung Quốc giờ đây đều cập cảng các nước như Việt Nam, Thái Lan và Philippines, Campuchia... Đây là những quốc gia có nền kinh tế hiện tăng trưởng nhanh chóng và đang đẩy mạnh chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án đường cao tốc, sân bay và các tòa nhà văn phòng.
Tình hình hiện nay cho thấy, thép Trung Quốc đang là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm khi số lượng thép hộp hàng giả hàng nhái bán tràn lan gây nhức nhối cho người tiêu dùng. Bởi vì giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng, nhiều người dân Việt Nam bất chấp sự nguy hiểm hoặc không hiểu biết nên mua về những sản phẩm kém chất lượng được mang nhãn mác Made in China. Bức xúc với thép hàng giả bán tràn lan khắp nơi, một người dân ở Đức Hoà, Long An chia sẻ: "Tôi có mua thép hộp ở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng (VLXD) về để làm khung cho gác lửng để làm phòng cho các con học hành, bởi vì tôi thiếu hiểu biết nên đã bị cửa hàng đó dùng lời ngon ngọt dụ dỗ để tôi mua hàng, sau khi tôi xây được một thời gian thì do không chịu được trọng tải nên có dấu hiệu nứt sàn, tôi kiểm tra thì thấy thép hộp mà tôi đã mua ở cửa hàng đó có dấu hiệu cong vẹo. Nên tôi đã phải phá đi và làm lại".
Trước sự “thèm khát” thép gia tăng của các nước Đông Nam Á đang giúp Trung Quốc hạ bớt nỗi đau về giá giảm mạnh do dư cung toàn cầu. Nó đem lại sức sống mới cho các nhà máy quốc doanh không kiếm ra lời mà Trung Quốc đã và đang tìm cách đóng cửa. Tuy nhiên, điều này cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước của các nước này, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.
Theo các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát, điểm lợi mà người tiêu dùng ở các nước Đông Nam Á nhận được hiện nay là nguồn nguyên vật liệu giá rẻ, nơi chi tiêu hạ tầng dự kiến sẽ còn mở rộng trong phần còn lại của thập niên này. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6% trong năm nay, Indonesia tăng 5% còn Philippines đi lên 6,4%.
Theo dự đoán, sắt thép Trung Quốc sẽ còn gây áp lực lớn và gia tăng xuất khẩu vào thị trường các nước Đông Nam Á trong thời gian sắp tới.
>> Tham khảo thêm: Giá thép xây dựng tăng mạnh sẽ có sự điều chỉnh trong tháng 12.