Tốc độ sản xuất sắt thép trong năm 2016 vừa qua ghi nhận có sự tăng trưởng cao. Nhưng theo báo cáo của Bộ công thương cho biết: Với sản lượng sản xuất sắt thép trong năm vừa rồi không đủ nhu cầu sử dụng sắt thép trong nội địa, chỉ đáp ứng được ở mức 40% nhu cầu của người tiêu dùng trên cả nước mà thôi.
Ngành thép Việt Nam chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sắt thép nội địa
Cũng theo như Bộ công thương đánh giá, mặc dù trong những năm trở lại đây ngành thép Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ, nhưng các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thép trong thời gian qua gặp phải không ít những khó khăn khi giá nguyên liệu tăng cao, cùng với sắt thép nhập khẩu quá nhiều cho nên xảy ra tình trạng cạnh tranh về giá thép, thép nội bị đè bẹp bởi thép ngoại. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc nghỉ tạm thời do giá thép tăng mà bán ra thì không thể cạnh tranh nổi so với thép giá rẻ từ nước ngoài. Doanh nghiệp không có khả năng chi trả và phải bù lỗ nặng nề. Chính vì vậy thép Việt Nam không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng thép của người tiêu dùng nôi địa. Cũng vì vậy mà ngành thép Việt Nam là ngành nhập khẩu nhiều và lớn nhất trong các ngành công nghiệp hiện nay.
Năm 2016, lượng sắt thép thô đạt 5.154,3 nghìn tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ; thép cán đạt 5.351,5 nghìn tấn, tăng 26,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 4.702,9 nghìn tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ, thép hộp đạt 5.324,7 nghìn tấn, tăng 23,6% so với cùng kì năm 2015.
Với năng lực sản xuất hiện tại, Bộ Công Thương đánh giá ngành thép Việt Nam có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu phôi thép, thép xây dựng và thép cán nguội cho nhu cầu trong nước (khoảng 7-8 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, chủng loại thép tấm cán nóng là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội, tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo, có nhu cầu lớn (khoảng 10 triệu tấn/năm) trong nước lại chưa sản xuất được, hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.
>> Tham khảo thêm: Thép hộp mạ kẽm Hoà Phát - chất lượng đến từ quy trình sản xuất.