Nhập khẩu thép không thể tránh khỏi đối với một nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng việc nhập khẩu sắt thép ngày càng gia tăng về sản lượng, doanh số, đòi hỏi phải có một sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý của nhà nước. Nhìn chung, nước ta là một trong những nước có mức nhập khẩu sắt thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.
Phôi thép Trung Quốc lách luật nhập khẩu gia tăng áp lực lên thép Việt
Nhập khẩu thép một cách ồ ạt không thể kiểm soát nổi dẫn đến thủ đoạn "lách luật" để trốn thuế nhập khẩu vẫn còn tồn tại, gây nhiều hệ lụy đáng báo động. Câu chuyện phôi thép Trung Quốc "đội lốt" hợp kim nhập ồ ạt vào Việt Nam khiến doanh nghiệp thép nội khốn đốn, Nhà nước thất thu thuế là một bằng chứng điển hình. Cơ quan quản lý đang ở đâu để bịt kẽ hở này?
>> Gia thep hop mới nhất hôm nay 28/12/2016
>> Keo dan gach chính hãng, giá tốt
>> Gia thep ong Hoà Phát giá rẻ
Tổng cục Hải quan cho biết, trong 11 tháng năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 7 triệu tấn sắt thép các loại từ Trung Quốc, tăng hơn 70% so với cùng kì năm ngoái, với trị giá đạt 1,05 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng 2 tháng trở lại đây thì nước ra đã nhập khẩu hơn 66.000 tấn phôi thép hợp kim từ Trung Quốc với trị giá hơn 22 triệu USD. Theo điều lệ thông thường thì thép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế 9% nhưng điều đáng nói ở đây thì những sản phẩm nhập từ phía Trung Quốc không phải đóng thêm một mức thuế nào khác, tức 0% thuế. Lý giải lý do này là do từ phía Trung Quốc đã cho một hàm lượng Bo, Crom vào thành phôi hợp kim nhằm được hưởng thuế 0%.
Lách luật trốn thuế
Chỉ tính riêng 2 tháng 10 và 11/2016, số phôi thép "đội lốt" thép hợp kim nhập về Việt Nam khiến Nhà nước thất thu hơn 1,89 triệu USD tiền thuế (khoảng 42 tỷ đồng). Đó mới chỉ là số tiền ban đầu, chưa kể đến những loại phôi thép này nhập khẩu vào Việt Nam lại không bị đánh thuế, cho nên giá phôi thép này luôn được bán với giá rẻ hơn so với thép sản xuất trong nước. Xảy ra tình trạng thép Trung Quốc đang dần ép chết thép Việt, biến thị trường Việt Nam trở thành thị trường thép Trung Quốc. Với tình hình giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc giá rẻ hơn khá nhiều so với giá thép trong nước, nên Việt Nam đang nhập khẩu số lượng lớn phôi thép từ Trung Quốc, đẩy các doanh nghiệp thép Việt rơi vào cảnh tiêu thụ khó khăn.
Do sự cạnh tranh của giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc cho nên các nhà máy sản xuất sắt thép của Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng sản xuất sắt thép công suất từ 300.000 tấn/năm xuống còn 100.000 tấn/năm. Có thể nói, giá thép từ Trung Quốc đang rất thấp, đây là nỗi lo rất lớn tới các chủ doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước. Bởi vì, giá thép trong nước hiện tại không thể cạnh tranh nổi so với giá thép Trung Quốc, do chi phí sản xuất cao cho nên buộc phải nâng giá bán lên, còn nếu giảm giá bán xuống thì buộc chi phí sản xuất phải giảm xuống, còn không họ sẽ phải bù lỗ, một điều mà không ai có thể làm được, bán hoà vốn cũng chưa có ai đủ can đảm để làm được điều đó chứ chưa nói đến bán lỗ vốn.
Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết: "Lượng phôi thép giá rất thấp từ Trung Quốc đã và đang đe dọa các nhà máy luyện thép trong nước, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất, bán dưới giá thành để có thể cạnh tranh và duy trì sản xuất, gây thua lỗ nặng". Nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ sản xuất sắt thép vì giá thành nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất cao, mà không thể bán ra được. Một số doanh nghiệp cũng phải bất chấp tất cả bán lỗ vốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Các DN thép nội đang điêu đứng vì phôi thép Trung Quốc nhập khẩu "lách luật"
Trên thực tế, hiện tượng phôi thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu "lách luật" đã được cảnh báo khá nhiều lần. Nhưng dường như các cơ quan quản lý của nhà nước không hề đả động đến điều này, mặc dù lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã từng lên tiếng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ hàng phôi thép Trung Quốc nhập khẩu chứa Crom.
Thế nhưng các công cụ kiểm soát và cách thức vận hành kiểm kê hàng hoá trong nước dường như "quá non kém" hoặc không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu trước tình trạng này. Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) ông Nguyễn Văn Sưa cho rằng: Nhà nước cần sử dụng những công cụ đã có để ngăn chặn trào lưu thép Trung Quốc giá rẻ vào Việt Nam. Và mạnh tay hơn nữa là ra lệnh cấm vận đối với thép nhập khẩu có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu vào Việt Nam, để chấm dứt hoàn toàn các chiêu trò lách thuế từ phía Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là đến giờ, ngành công thương, thuế, hải quan và các cơ quan quản lý khác có nhìn ra lỗ hổng này hay chưa, tại sao lại để tồn tại thời gian dài, trách nhiệm kiểm soát ở đâu; Ai đã làm ngơ để hàng triệu tấn phôi thép "đội lốt" hợp kim ồ ạt tuồn vào Việt Nam tiêu thụ; Nếu biết đây là kẽ hở "lách thuế" thì cớ gì lại không có cách bịt lại?
>> Tham khảo thêm: Thị trường ngành thép biến động, thép lách thuế nhập khẩu ồ ạt.