Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thị trường thép trong nước tháng 5/2024 có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhu cầu sử dụng sắt thép xây dựng cao hơn tháng 5 và so với cùng kì năm 2023. Bên cạnh đó sản xuất sắt thép trong nước vẫn đang tăng so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7,8 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kì năm 2016; bán hàng thép các loại trong nước đạt hơn 6,4 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ 2023.
Tiêu thụ sắt thép tăng trưởng trở lại
Trong đó, sản lượng sắt thép xây dựng bán ra trong tháng 5/2024 đạt hơn 800 tấn tăng 20% so với tháng trước và tăng 28,9% so với cùng kì năm 2024, sản lượng tồn kho sắt thép đã giảm 17% so với tháng trước chỉ còn 637.000 tấn.
Giá thép hộp mạ kẽm tháng 7/2017
Sản xuất và bán hàng của các thành viên VSA cũng tăng mạnh. Sản xuất ống thép đạt hơn 195.000 tấn, tăng 25,9% so với cùng kỳ 2024; bán hàng đạt hơn 200.000 tấn, tăng 33,5% so với tháng trước và so với cùng kỳ 2023.
Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa cho biết, nhìn chung sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép 5 tháng đầu năm 2024 có tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng bán hàng chỉ đạt 7,2%, thấp hơn mức dự báo tăng trưởng đầu năm 2024.
Trong khi đó, tính đến hết tháng 4/2024, nhập khẩu thép thành phẩm vẫn đạt gần 5,6 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 3,16 tỷ USD, tăng 1% về lượng, nhưng tăng 52% về giá trị. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, với lượng nhập khẩu hơn 2,76 triệu tấn, chiếm 49% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu.
Đáng lưu ý, nhập khẩu một số mặt hàng thép vẫn tăng cao so với cùng kỳ 2016 như: thép cuộn cán nguội đạt hơn 210.000 tấn, tăng 122%; thép thanh que cuộn không hợp kim đạt gần 230.000 tấn, tăng 97%; thép không gỉ đạt hơn 332.000 tấn, tăng 60%; dây thép đạt hơn 66.000 tấn, tăng 68%...
Tuy nhiên, VSA cũng cho biết, xuất khẩu thép thành phẩm tính đến hết tháng 4/2024 cũng đạt hơn 1,44 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 970 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng 78% về giá trị. ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu chiếm tới 62% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu.
Về giá thép, ông Sưa cũng cho biết, giá bán thép cuối tháng 5 ở mức khoảng 10.350 - 10.450 đồng/kg ở cả phía Bắc và phía Nam, tiếp tục có xu hướng giảm khoảng 150 - 500 đồng/kg so với cuối tháng 4/2017 và tùy theo từng doanh nghiệp.
Cùng với đó, đầu tháng 5/2024, các doanh nghiệp phía Bắc tiếp tục có các chính sách chiết khấu và bảo lãnh giá để tăng sản lượng bán hàng và chiếm lĩnh thị phần. Hiện giá thép phế giữ ở mức 255 - 265 USD/tấn, giá thép phế nội địa giảm xuống mức 5.400 - 5.600 đồng/kg.
Giá thép có xu hướng tiếp tục giảm bởi thép ngoại nhập với giá rẻ gây khó khăn cho nhà sản xuất nội địa. Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng gay gắt trong việc duy trì thị phần. Với mức giá bán trên, doanh nghiệp có mức tồn kho (phôi và sản phẩm) thấp sẽ khôi phục kết quả kinh doanh sớm và có lợi nhuận tốt, đại diện VSA cho hay.
Tham khảo thêm: Điểm danh những mẫu cổng sắt hộp đẹp tại TPHCM.